vận đơn đường bộ

Vận đơn đường bộ

Vận đơn đường bộ là chứng từ quan trọng, nó xác nhận việc vận chuyển hàng hóa giữa người gửi và người nhận, cung cấp thông tin về hàng hóa, lộ trình và các điều kiện giao nhận. Cùng Nguyễn Ngọc Logistics tìm hiểu về vận đơn đường bộ trong bài viết này nhé !

Chúng ta cần hiểu rõ vận đơn đường bộ là gì sẽ giúp quá trình vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, hạn chế rủi ro, tăng cao hiệu quả.

1. Vận đơn đường bộ là gì ?

Trong hoạt động vận chuyển hàng hoá, vận đơn đường bộ là giấy tờ quan trọng có vai trò như một biên nhận vận chuyển giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ giao nhận và bên người gửi hàng.

Theo đó, vận đơn đường bộ là chứng từ xác nhận giữa người gửi hàng và đơn vị vận chuyển, ghi lại các thông tin quan trọng như loại hàng hóa, số lượng, trọng lượng, địa điểm giao nhận. Vận đơn cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại nếu xảy ra sự cố.

vận đơn đường bộ
vận đơn đường bộ

2. Các chức năng của vận đơn đường bộ

  • Xác nhận thông tin vận chuyển:  Ghi nhận thông tin hàng hóa đang được vận chuyển từ người gửi đến người nhận, các thông tin về phương tiện, lộ trình và thời gian dự kiến giao nhận. Qua đó, nhằm đảm quá trình vận chuyển đang được thực hiện theo đúng thỏa thuận.
  • Ghi nhận thông tin hàng hóa:  Thông tin chi tiết về hàng hóa (số lượng, trọng lượng và các đặc điểm khác,…). Điều này giúp các bên liên quan nhận diện và kiểm soát hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
  • Cơ sở khai báo hải quan: Khi mặt hàng cần thiết được xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới, vận đơn đường bộ được coi như một chứng từ thiết yếu để kê khai hải quan, phục vụ quá trình làm các thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu.
  • Quản lý thanh toán: Vận đơn là căn cứ để tính toán và thanh toán chi phí vận chuyển. Các khoản phí liên quan đến dịch vụ vận tải, bảo hiểm, phụ phí khác sẽ được ghi rõ trong vận đơn, giúp các bên liên quan dễ dàng quản lý và thực hiện thanh toán.
  • Quản lý quá trình vận chuyển:  Cung cấp thông tin về tình trạng vận chuyển, phương tiện vận chuyển, thời gian giao nhận, giúp kiểm soát và điều phối quá trình vận chuyển hiệu quả.
  • Chứng từ mua bán, cầm cố, chuyển nhượng: Vận đơn cũng có thể đóng vai trò là chứng từ pháp lý trong các giao dịch mua bán, cầm cố hoặc chuyển nhượng hàng hóa, đảm bảo tính pháp lý giữa các bên liên quan.

Bill of Lading (BOL) | Ecommerce Fulfilment Services

3. Các loại vận đơn đường bộ 

Trong logistics đường bộ, vận đơn được phân loại theo nhiều yếu tố để phù hợp với nhu cầu vận chuyển và bảo vệ quyền lợi của các bên. Dưới đây là các loại vận đơn phổ biến:

1. Vận đơn theo phương tiện vận chuyển

  • Vận đơn xe tải (Truck Bill of Lading): Sử dụng khi hàng hóa được vận chuyển bằng xe tải. Đây là loại vận đơn phổ biến nhất trong vận tải đường bộ, thường được dùng trong các chuyến hàng nội địa hoặc khu vực gần.
  • Vận đơn container (Container Bill of Lading): Được sử dụng khi hàng hóa được vận chuyển bằng xe container, thường dành cho các lô hàng có khối lượng lớn hoặc cần bảo quản đặc biệt. Loại vận đơn này ghi rõ các yêu cầu vận chuyển và bảo quản đối với container.
  • Vận đơn xe chuyên dụng (Specialized Vehicle Bill of Lading): Được áp dụng khi vận chuyển hàng hóa đặc biệt như hàng quá khổ, quá tải hoặc hàng cần xe chuyên dụng như xe bồn, xe đông lạnh.

2. Vận đơn theo đơn vị cấp vận đơn

  • Vận đơn của nhà vận chuyển (Carrier Bill of Lading): Loại vận đơn này do nhà vận chuyển cấp và thể hiện các điều khoản, cam kết về giao nhận hàng hóa giữa nhà vận chuyển và khách hàng. Đây là loại vận đơn thông dụng nhất.
  • Vận đơn của người giao nhận (Forwarder’s Bill of Lading): Được phát hành bởi đơn vị giao nhận (forwarder) khi họ đứng ra làm trung gian vận chuyển hàng hóa cho khách hàng. Loại vận đơn này cho phép người giao nhận tổ chức toàn bộ quá trình vận chuyển, bao gồm cả các đơn vị vận tải khác.

May be an image of van, ambulance and text

3. Vận đơn theo tính sở hữu

  • Vận đơn có thể chuyển nhượng (Negotiable Bill of Lading): Cho phép người sở hữu chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa cho bên thứ ba thông qua việc ký hậu. Điều này phổ biến trong các giao dịch thương mại quốc tế.
  • Vận đơn không chuyển nhượng (Non-negotiable Bill of Lading): Quyền sở hữu hàng hóa không thể chuyển nhượng cho bên thứ ba. Chỉ người được ghi tên trong vận đơn mới có quyền nhận hàng. Loại này phổ biến trong các giao dịch nội địa.

4. Vận đơn theo phê chú trên tình trạng lô hàng

Vận đơn đường bộ cũng được phân loại dựa trên tình trạng của hàng hóa được ghi chú trong vận đơn:

  • Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill of Lading): Không có bất kỳ phê chú nào về tình trạng khiếm khuyết của hàng hóa. Điều này thể hiện rằng hàng hóa được giao nhận ở trạng thái tốt, phù hợp với yêu cầu của người gửi.
  • Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill of Lading): Có phê chú về tình trạng của hàng hóa, ví dụ như hàng hóa có dấu hiệu hư hỏng hoặc bao bì bị hỏng. Loại vận đơn này thường dẫn đến tranh chấp và yêu cầu kiểm tra lại trước khi nhận hàng.

5. Vận đơn theo cách thức chuyên chở

Dựa trên phương thức và quá trình vận chuyển hàng hóa, vận đơn đường bộ còn có thể được chia thành các loại:

  • Vận đơn theo chuyến (Trip Bill of Lading): Được áp dụng cho từng chuyến vận chuyển cụ thể, với quy định về thời gian và địa điểm giao hàng rõ ràng. Đây là loại vận đơn dùng cho các hợp đồng vận chuyển một lần hoặc theo nhu cầu.
  • Vận đơn theo hợp đồng dài hạn (Long-term Contract Bill of Lading): Được phát hành trong trường hợp các bên có thỏa thuận vận chuyển định kỳ theo hợp đồng dài hạn. Loại vận đơn này giúp giảm bớt thủ tục giấy tờ, đồng thời đảm bảo tính liên tục trong giao nhận hàng hóa.

Công ty Vận Chuyển Nội Địa Uy Tín

CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYỄN NGỌC LOGISTICS

Hotline: 1900 63 61 63 – 0947 414 000

Messenger pagehttps://m.me/nguyenngoclogistics

Fanpagehttps://www.facebook.com/nguyenngoclogistics 

Email: sales@nguyenngoc.vn

Websitehttps://www.nguyenngoc.vn/

Copyright © 2018 Nguyen Ngoc Logistics Corporation. All rights Reserved